Khi trông ngóng con chào đời, các bậc cha mẹ đọc đủ mọi sách vở, tài liệu để biết cách ứng phó với những tình huống có thể xảy ra trong thai kì cũng như trong những năm tháng đầu đời của trẻ. Bố mẹ biết khi nào nên cho con ăn, nên cho con đi khám bác sĩ bao lâu một lần, phải làm gì nếu con bị nghẹn và cách xử lí nhiều nguy cơ gây mất an toàn khác.

Thế nhưng chẳng mấy người chia sẻ một bí quyết rất đơn giản nhưng có thể tác động tích cực đến sự thành công sau này của các con.

Tiến sĩ Carol Dweck là một nhà nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực thay đổi nhận thức của con người về động lực, đặc biệt là phương pháp để trẻ có tư duy phát triển (tin rằng quyết tâm có thể vượt thử thách) thay vì tư duy cố định (tin rằng trí thông minh là di truyền và hữu hạn). 

Nói một cách đơn giản, nuôi dưỡng tư duy phát triển ở trẻ chính là việc khen ngợi trẻ một cách trực tiếp về khả năng học tập và nỗ lực của trẻ thay vì đơn thuần khen rằng trẻ rất thông minh. Những ví dụ sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn phần nào.

  • Tư duy cố định: “Con đã đọc được một câu hoàn chỉnh rồi cơ à, con giỏi quá!”.
  • Tư duy phát triển: “Con đã đọc được một câu hoàn chỉnh rồi, chúc mừng con đã hoàn thành mục tiêu sau nhiều nỗ lực luyện tập nhé!”.

 

  • Tư duy cố định: “Con đã giải xong câu đố này rồi cơ à, con thông minh thật đấy!”.
  • Tư duy phát triển: “Xin lỗi vì bắt con tốn thời gian làm câu đố dễ thế này, để mẹ tìm một câu khác khó hơn nhé. Mẹ biết con của mẹ sẽ làm được mà!”.

 

  • Tư duy cố định: “Con làm bài kiểm tra được 8 điểm.”.
  • Tư duy phát triển: “Con được 8 điểm trong bài kiểm tra chứng tỏ con hiểu bài tương đối tốt đó. Mẹ tin nếu con xem lại những chỗ sai thật kĩ và làm lại thì con có thể làm đúng gần hết được!”

Thông điệp chỉ thay đổi một chút xíu, nhưng có thể thay đổi cả tương lai của trẻ

Khi bạn thay đổi cách đánh giá trẻ từ việc tập trung vào kết quả sang chú trọng quá trình học tập thì điều đó có nghĩa là trẻ sẽ tự tin thử nghiệm những điều mới mẻ mà không sợ bị đánh giá là không thông minh bởi trẻ có nhiều cơ hội để cải thiện kết quả ấy và khẳng định bản thân mình.

Thí nghiệm thực tế với một nhóm học sinh lớp 7 cho thấy dù có điểm đầu vào xấp xỉ nhau nhưng sau hai năm, những em có tư duy phát triển có kết quả vượt trội hơn hẳn so với nhóm tin tưởng vào tư duy cố định.

TẠI SAO LẠI CÓ SỰ KHÁC BIỆT ĐẾN NHƯ VẬY?

Kết quả thí nghiệm có thể giải thích như sau: dù năng lực ban đầu là như nhau nhưng những em với tư duy cố định có mục tiêu số một là bằng mọi giá phải luôn giỏi giang ở mọi lĩnh vực. Ngược lại, mục tiêu lớn nhất của những học sinh với tư duy phát triển lại là luôn học tập bằng mọi giá ở mọi lĩnh vực. Các em không sợ sai, sẵn sàng đương đầu thử thách bởi có niềm tin rằng kết quả sẽ dần tốt hơn, thành công hơn.

TƯ DUY PHÁT TRIỂN CÓ THỂ ĐƯỢC ƯƠM MẦM TỪ RẤT SỚM

Khi con bắt đầu hiểu được ngôn ngữ xung quanh cũng là lúc bạn nên bắt đầu chứ không cần phải đợi đến khi con đã đến tuổi đi học. Bản chất mỗi đứa trẻ đều có tư duy phát triển, nhưng chính cha mẹ đã thay đổi tư duy ấy ở trẻ. Khi bạn nói chuyện với con  rằng “Con xem xem, bạn kia giỏi quá, bạn kia làm được abc xyz.”, có thể con sẽ có động lực làm những việc bạn muốn, nhưng con cũng sẽ không dám chấp nhận thử thách, thử nghiệm những điều mới mẻ vì sợ làm lỡ kì vọng của bố mẹ, sẽ không được bố mẹ khen nữa.

TƯ DUY PHÁT TRIỂN CŨNG CÓ THỂ ĐƯỢC LUYỆN TẬP VÀ CỦNG CỐ KHI CON LỚN HƠN

Dù khó hơn trường hợp đầu tiên nhưng cũng không phải là không thể. Mỗi người có tư duy phát triển về một số vấn đề nhưng lại có tư duy cố định về một số vấn đề khác. Ví dụ, tôi có tư duy phát triển về toán và các môn khoa học bởi qua kinh nghiệm nhiều năm của mình, tôi biết chỉ cần cố gắng thì kết quả sẽ đền đáp xứng đáng. Ngược lại, tôi có tư duy cố định với môn bóng rổ từ nhỏ bởi đến tận năm 11 tuổi tôi mới tập chơi và ắt hẳn những đứa trẻ khác giỏi hơn tôi nhiều. Nhưng đến khi tôi học cấp 3, tôi quyết định thử chơi và rồi cố gắng luyện tập chăm chỉ, bước ra khỏi vòng an toàn mà mình từng tự vẽ ra. Và rồi kết quả đã không phụ lòng tôi.

Muốn con nghe lời nhiều bố mẹ phải quát mắng, dọa nạt hay dùng roi vọt… Mẹ đổ lỗi do con khó bảo nhưng có khi nào bạn nghĩ mình dạy con sai phương pháp?

CẤU TRÚC :”KHI NÀO… THÌ”

  • Mẹ hãy dùng cách nói khiến con nghe lời răm rắp này những muốn con làm một việc gì đó. Chẳng hạn, “Khi nào con đánh răng xong thì mẹ sẽ đọc truyện cổ tích cho con” hoặc “Khi nào con vẽ xong thì mẹ sẽ cho con xem hoạt hình”, “Khi nào con ăn xong mẹ sẽ cho con đi chơi”…
  • Thay vì dùng từ nếu, mẹ nên dạy con bằng các câu với cụm từ “khi nào” nhằm mang ý nghĩa tích cực và thúc giục hơn. Việc này sẽ giúp trẻ có hứng thú hơn với công việc mà mẹ yêu cầu. Chỉ khác nhau một chút trong câu nói, nhưng lại khiến con nghe lời răm rắp mà không cần phải thúc giục.

 

CẤU TRÚC : “KHI CON… MẸ CẢM THẤY… BỞI VÌ…”

  • Chẳng hạn: “Khi con chạy lung tung trong siêu thị, mẹ cảm thấy lo lắng bởi vì con có thể bị lạc”. “Khi con không mời bố mẹ trước khi ăn cơm mẹ cảm thấy buồn vì con không quan tâm tới mẹ”… Mẹ nên cho con biết suy nghĩ của mẹ để đồng cảm thay vì áp đặt, khiến trẻ không  thể hiểu. Nhờ cách nói này, con sẽ hiểu được cảm nhận của bạn và con nghe lời răm rắp một cách tự nguyện.

 

HÃY CHO BÉ LỰA CHỌN

  • Mẹ không nên ép buộc con trong mọi việc. Điều này khiến bé cảm thấy bị gò bó và có tâm lý phản kháng. Muốn con nghe lời răm rắp, mẹ nên tôn trọng sự lựa chọn của con, tạo cho bé cảm giác mình cũng tham gia lên kế hoạch và có tránh nhiệm hoàn thành.
  • Mẹ có thể hỏi con: “Con thích thay đồ ngủ hay đánh răng trước?” hoặc “Con thích đội mũ màu đỏ hay mũ màu xanh?”…

 

HÃY TÍCH CỰC

  • Thay vì nói: ”Không làm ồn ở đây“, bạn có thể gợi ý: ”Con hãy về phòng mình vui chơi đi”. Lúc này bé sẽ cảm nhận được thành ý của mẹ và ngay lập tức nghe lời. Đây là một trong những cách dạy con thể hiện sự tôn trọng của mẹ.

 

BẮT ĐẦU “CHỈ THỊ” CỦA BẠN VỚI “MẸ MUỐN”

  • Thay vì “Bỏ con dao xuống”, hãy nói “Mẹ muốn con bỏ dao xuống”; thay vì: “Hãy cho Sam mượn đồ chơi”, bạn nói: “Mẹ muốn con cho Sam mượn đồ chơi”. Điều này hợp với tâm lý phát triển của bé: muốn làm mẹ vui nhưng ghét bị ra lệnh.

 

ĐỪNG HỎI KHÓ

  • Khi con làm sai một cái gì đó, nhiều bà mẹ quen miệng luôn hỏi “Sao con lại làm thế?”. Nhưng thực ra câu hỏi này của mẹ là đang làm khó con. Đôi khi chính người lớn có những lúc còn không hiểu tại sao mình lại làm thế?
  • Mẹ nên xem xét mức độ hiểu biết của bé nhà bạn dựa trên độ tuổi. Bé càng ít tuổi thì yêu cầu của mẹ phải càng ngắn và đơn giản. Mẹ nên bắt đầu bằng những câu hỏi đơn giản như: “Con có thể kể lại cho mẹ chuyện xảy ra?”, “Con đã thấy gì?”, “Con định làm gì?”

 

TRỰC TIẾP

  • Việc nhìn vào mắt một ai đó là cách cơ bản trong giao tiếp, thể hiện sự tôn trọng. Khi dạy con, mẹ cũng nên làm như vậy, đừng coi nhẹ con.Trước khi bạn yêu cầu bé làm việc gì, mẹ hãy ngồi xổm để tầm mắt của mẹ ngang với tầm mắt của bé. Như thế, bạn mới thu hút được sự chú ý của con. Đồng thời, cách này còn giúp bé tập trung vào những điều mẹ sắp nói. Tuy nhiên, bạn cần tránh nhìn con bằng ánh mắt giận dữ vì như thế, bé sẽ sợ hãi tới mức chẳng dám nhìn vào mắt mẹ. Hãy dùng điều chỉnh ánh mắt của bạn, nghiêm khắc lúc cần thiết và dịu dàng lúc khuyên nhủ. Chỉ cần một ánh mắt đúng mực là bạn có thể khiến con nghe lời răm rắp rồi đấy.

 

GỌI TÊN

  • Khi đề nghị bé, mẹ hãy gọi tên; chẳng hạn: ”Ben, lấy hộ mẹ cái cốc“, “Bống, ra ăn cơm con”… Như vậy, khi được mẹ gọi tên bé sẽ tập trung và có ý thúc giục hơn. Ngược lại bé sẽ lơ đãng và “bỏ quên” lời đề nghị của mẹ hoặc cho rằng mẹ đang nói chung chung, không phải nói mình.

 

“CHÂN TRƯỚC, MIỆNG SAU”

  • Thấy con đang xem tivi, mẹ đang nấu bếp phải quát lên “Con mau tắt tivi rồi ra ăn cơm!”. Nhưng mẹ sẽ phải chờ rất lâu đến độ mất hết kiên nhẫn mà vẫn chưa thấy con đi ra.
  • Vì vậy, thay vì hét lên với con, bạn nên đi vào căn phòng nơi bé đang xem tivi, tham gia với sở thích của bé trong vài phút. Sau đó, thương lượng để bé tắt tivi, đứng dậy ăn cơm. Đôi khi việc dạy con một cách nhẹ nhàng như thế nào khiến con nghe lời răm rắp với tâm lý thoải mái.

 

NGUYÊN TẮC TỪNG CÂU MỘT

  • Nói quá nhiều là sai lầm phổ biến của cha mẹ khi đối thoại với con về một chuyện. Muốn con nghe lời, mẹ chỉ nên yêu cầu bé làm một việc một lúc. Bạn càng “dông dài” với các yêu cầu, bé nhà bạn càng có xu hướng “giả điếc”.
  • Mẹ thử nghĩ xem, với cả “núi công việc” bạn sẽ cảm thấy chùn chân, chán nản. Trẻ con cũng vậy. Mẹ chỉ nên yêu cầu con từng việc như: “Con lấy hộ mẹ cốc nước” và “Con mang hộ mẹ chiếc túi ra bàn”… Nếu muốn con nghe lời răm rắp thì mẹ hãy áp dụng nguyên tắc này ngay nhé.

 

ĐƯA LỢI ÍCH ĐỂ BÉ KHÔNG TỪ CHỐI

  • Bạn có thể phải cãi cọ với bé 2-3 tuổi nhà mình về việc chọn quần áo nhưng nếu bạn gợi ý: “Con mặc áo dài tay này vào và mẹ con mình sẽ ra ngoài chơi” thì mọi chuyện sẽ khác. Đưa ra lợi ích cho bé khiến yêu cầu của mẹ có sức nặng hơn.

 

HÃY ĐƠN GIẢN

  • Khi dạy con, mẹ luôn cần nhớ nguyên tắc đơn giản. Hãy sử dụng câu ngắn với ngôn ngữ mà bé hiểu được. Bạn hãy nghe cách các bé trò chuyện với nhau và tìm hiểu ngôn ngữ của bé. Khi nói với bé, bạn cần chắc là bé đã hiểu rõ.

 

ĐỂ BÉ NHẮC LẠI YÊU CẦU CỦA MẸ

  • Nhiều mẹ không biết con đã hiểu lời của mình chưa và hỏi lại “Con có hiểu không?”. Nhưng điều này đôi khi làm bé lo lắng mà nói là “hiểu” dù bé chưa hiểu rõ.
  • Mẹ nên nhẹ nhàng đề nghị con nhắc lại một yêu cầu của mình. Nếu bé không nhắc được tức là yêu cầu của mẹ quá dài và quá phức tạp.

— Sưu tầm.