Chúng ta chỉ có thể ngăn ngừa hay hạn chế định luật Murphy. Chứ ko thể loại trừ nó – làm thế nào để mọi thứ trở nên an toàn và xác thực hơn?
Bạn thường hay tự than vãn: “Hôm nay là cái ngày gì mà đen vậy!?” Bạn muốn biết vì sao, và bạn muốn biết làm gì để tránh đen đủi hay không?
Chắn chắn là chúng ta đều biết về định luật này rồi, thậm chí là còn trải qua nó hàng ngày nữa, có điều, chúng ta vẫn thường không hay nghe đến cái tên đầy tính khoa học của nó mà chỉ đơn giản gọi nó với cái tên rất đỗi bình dị và đơn giản: “Số nhọ!”
Thực tế là có quá nhiều lần chúng ta tự than vãn hoặc nói người khác khi không may gặp phải điều xui xẻo là: “Số mày nhọ rồi”, “Sao hôm nay mình đen quá?!”,… nhưng thực ra những điều mà bạn vẫn nói vui những lúc gặp phải sự cố lại thực sự mang ý nghĩa của một hiện tượng khoa học.
Định luật bánh bơ (hay định luật Murphy) có nội dung chính như sau: Nếu một điều xấu CÓ THỂ xảy ra, nó SẼ xảy ra, và vào thời điểm tệ nhất có thể. Hoặc chúng ta hãy hiểu đơn giản thế này: nếu có nhiều phương án để lựa chọn, và một trong số chúng có thể dẫn đến thảm họa thì con người lại thường hay chọn chính phương án đó!
Định luật Murphy, được phát biểu bởi Edward A. Murphy, ông đã dùng hiện tượng “bánh mì phết bơ” để chứng minh ra nó vào năm 1949. Hãy tưởng tượng, nếu bạn đánh rơi miếng bánh sandwich thơm ngon có trét bơ lên một mặt. Chắc chắn trong đa số lần, miếng bánh của bạn sẽ rơi úp mặt có bơ (mặt ngon nhất) xuống đất.
Định luật Murphy xuất hiện năm 1949, có nguồn gốc từ một nghiên cứu của không quân Mỹ về tác dụng của quá trình giảm tốc nhanh trên các phi công. Người tình nguyện bị buộc trong xe trượt tuyết gắn động cơ phản lực, và phản ứng của họ khi xe dừng đột ngột sẽ được ghi lại nhờ hệ thống điện cực gắn khít vào bộ ghế ngồi do đại úy Edward A. Murphy thiết kế. Tuy nhiên, Murphy đã không ghi được số liệu nào sau một thử nghiệm tưởng chừng không có sai sót. Thì ra, rất đơn giản chỉ là có một điện cực bị mắc sai. Sai lầm hy hữu này khiến Murphy phải thốt lên: “Nếu trong nhiều cách có một cách sai – sẽ có người thực hiện cách sai đó”.
Năm 1998, chiếc tên lửa LockMart Titan 4 mang theo vệ tinh do thám LockMart trị giá một tỷ đôla đã nổ tung không lâu sau khi cất cánh khỏi căn cứ Canaveral, California, do dây điện bị sờn mà không được điều tra. Còn trong năm sau đó, vệ tinh LockMart Milstar 4 đắt tiền được phóng lên một quỹ đạo vô ích, do người ta đã đưa những phép toán sai lầm vào hệ thống dẫn đường của tên lửa đẩy.
Tháng 9/2003, một vệ tinh quan sát trị giá một phần tư tỷ đôla đã bị hư hại nghiêm trọng trong một nhà chứa khi nó trượt đi do không được chốt vào khung đỡ.
NHỮNG VÍ DỤ VỀ ĐỊNH LUẬT MURPHY
– Hết 6 ngày trong tuần bạn đều mang theo ô mặc dù trời tạnh ráo. Buổi sáng cuối tuần tươi đẹp, trời đang xanh trong bỗng đổ mưa to, còn bạn thì ở ngoài đường, diện bộ đồ đẹp nhất và… quên mang dù!
– Nếu có một ống nghiệm rơi ra từ giá đỡ thì nó thường chứa mẫu vật quan trọng nhất.
– Bạn thường quên chìa khóa cửa vào ngày mà mọi người khác không có ở đó.
– Máy chiếu thường hỏng vào ngày diễn ra buổi thuyết trình.
– Những đồ dùng cần thiết nếu làm rơi sẽ lăn vào cái xó khó moi ra nhất.
– Nếu bạn chẳng may bấm nhầm số điện thoại, bạn sẽ không bao giờ thấy số bận và sẽ luôn có người lạ nhấc máy trả lời.
– Khi bạn cố gắng chứng minh cho người khác rằng cái máy không hoạt động, nó sẽ tự nhiên hoạt động.
– Khi bạn chuẩn bị ngồi xuống để thưởng thức ly cà phê nóng, người khác sẽ nhờ bạn một việc mà bạn sẽ phải làm cho đến khi ly cà phê nguội đi.
– Khi bạn đang xếp hàng, hàng người bên cạnh bạn luôn di chuyển về phía trước nhanh hơn.
– Tưởng chừng ném viên sỏi qua cửa sổ rất dễ, nhưng lần đầu bạn luôn ném trúng cái song sắt và viên sỏi bật lại.
– Một vật đang rơi luôn tiếp đất bằng phần dễ bị vỡ nhất.
– Không cần biết bạn tìm mua một thứ đồ bất kỳ lâu và mệt mỏi đến thế nào, sau khi quyết định mua nó xong thì bạn sẽ thấy một cửa hàng nào -đó bán với giá rẻ hơn.
– Kỷ lục và những màn trình diễn tuyệt vời nhất luôn xảy ra khi bạn làm một mình và không ai thấy cả.
– Những lúc bạn muốn biểu diễn cho mọi người là những lúc bạn sẽ phải mắc sai lầm nhỏ hoặc khiến khán giả cười nhạo.
– Bạn xếp hàng tính tiền trong siêu thị, thấy hàng bên cạnh tính nhanh hơn liền bỏ sang hàng đó. Ngờ đâu bạn vừa sang, máy tính tiền của hàng này bỗng bị hỏng và bạn tiếp tục… chờ.
Không ít nhà khoa học phủ nhận định luật Murphy và khẳng định đó chỉ là kết quả của việc chọn lọc ký ức: Ta thường nhớ lâu hơn những gì không tốt nên cảm thấy chúng thường xảy ra hơn, thế thôi! Để chứng minh Murphy sai, họ đã nỗ lực tính toán, thử nghiệm bằng mọi lý thuyết trong tất cả các lĩnh vực nhưng đều thất bại. Thật ngạc nhiên, kết quả cho thấy tình huống xấu luôn có xác suất xảy ra cao hơn. Chỉ riêng trường hợp “bánh bơ”, dù lặp lại thí nghiệm bao nhiêu lần thì hết 90% số lần mặt có bơ sẽ úp xuống.
TUY NHIÊN, BẠN PHẢI BIẾT ĐẾN NÓ ĐỂ CHẤP NHẬN NHỮNG ĐIỀU KHÓ CHỊU NHẤT TRONG CUỘC SỐNG:
Định luật Murphy không chỉ phổ biến trong các ngành công nghiệp kỹ thuật đòi hỏi độ an toàn cao mà còn biến thể thành nhiều nguyên tắc cho các lĩnh vực khác như: luật Murphy trong khoa học, luật Murphy trong tình yêu, luật Murphy trong kinh tế….
Tinh thần Murphy nhắc ta hãy cẩn trọng một cách vui vẻ. Mỗi người đều có thể mắc sai lầm nên hãy cẩn thận hết mức có thể. Quan tâm đến sai sót trong quá khứ để bớt đi nhiều lầm lẫn trong tương lai. Và nếu một điều xấu có khả năng xảy ra, nó hiển nhiên sẽ xảy đến, nên đừng chỉ chăm chăm tin tưởng vào lộ trình đầu tiên đã vạch sẵn. Suốt quá trình thực hiện công việc, cần liên tục đánh giá hiện tại, hoạch định cẩn thận cho tương lai và linh hoạt ứng biến với môi trường luôn thay đổi.
Như Murphy – sau khi công bố Định luật – từng nói: “Tôi không có ý bôi đen cuộc đời mà chỉ muốn các bạn đề phòng thường xuyên. Một khi đã đề phòng cẩn thận ta sẽ tránh được nhiều tình huống không vui. Thế thôi!”.
SỰ RA ĐỜI CỦA ĐỊNH LUẬT MURPHY – ĐẠI ÚY EDWARD A. MURPHY JR LÀ AI?
Murphy là một người có thật. Ông chính là Đại úy Edward A. Murphy Jr. kiêm kỹ sư phục vụ trong lực lượng không quân, từng sống ở Mỹ và qua đời vào năm 1990. Mặc dù là một phần của các cuộc thử nghiệm dự án cơ khí quân sự trong suốt cuộc đời sự nghiệp của mình, ông chỉ may mắn được trực tiếp tham gia có duy nhất một dự án nghiên cứu và từ đó mở ra một con đường mới cho việc phát hiện ra định luật này của ông.
Vào năm 1949, tại căn cứ không quân Edward ở California (Mỹ), các sĩ quan đang thực hiện thử nghiệm dự án MX981 để xác định lần cuối xem tỉ số gia tốc trọng trường (G) mà một người có thể chịu đựng được là bao nhiêu. Họ hy vọng rằng nghiên cứu của họ sẽ được áp dụng trong các thiết kế máy bay sau này.
Để mô phỏng sự tác động của va chạm máy bay, họ đã sử dụng tàu tên lửa mang tên Gee Whiz. Tàu bay với tốc độ hơn 200 dặm/giờ dưới chặng đường dài nửa dặm, rồi đột ngột dừng lại trong chưa đầy 1 giây. Vấn đề là ở chỗ, thay vì chỉ cần tìm tỉ số gia tốc mà một người có thể chịu đựng được thì họ lại cần một người thật để thử nghiệm điều đó. Đại tá John Paul Stapp – chuyên gia nghiên cứu vật lý cho lực lượng không quân – lúc ấy tình nguyện làm người thử nghiệm. Trong suốt các chuyến bay vắt kiệt thể chất diễn ra vài tháng trời ấy, Stapp bị chấn thương rất nặng. Ông bị gãy xương, chấn động và vỡ mạch máu trong mắt, tất cả chỉ vì hy sinh cho khoa học.
Murphy có nảy ra một ý tưởng: đặt một bộ cảm biến ở đai cố định giáo sư Stapp vào tàu tên lửa. Những máy cảm biến này có tác dụng đo đạc chính xác số liệu của lực gia tốc trọng trường khi tàu tên lửa bị dừng đột ngột, như vậy dữ liệu phần nào sẽ rõ ràng hơn.
Có vài lời đồn xung quanh sự kiện xảy ra ngày hôm đó, về người nào đóng góp những gì vào công cuộc cho ra đời định luật Murphy. Và kết quả cuối cùng gần như là xấp xỉ.
Trong lần thử đầu tiên, sau khi Murphy lắp các thiết bị cảm biến này vào các đai cố định, họ không thu về bất cứ một kết quả nào. Mọi bộ cảm biến đều không được lắp đặt đúng cách. Mỗi bộ đều có 2 đường lắp đặt và cả hai đều bị lắp sai.
Khi Murphy tìm hiểu nguyên nhân, ông cứ lẩm bẩm khiển trách lỗi là do các nhà kỹ thuật. Ông nói: “Nếu có hai cách để làm thứ gì đó, mà một trong hai cách dẫn đến hậu quả tệ hại, thì chắc chắn hắn ta sẽ làm theo cách tệ hại đó”. Không lâu về sau, Murphy quay trở lại trường sân bay Wright nơi ông ấy đóng quân. Nhưng Stapp, người đàn ông hài hước với trí thông minh sáng suốt của mình, đã nhận ra tính chất chung trong câu nói của Murphy. Trong một buổi họp báo, ông ấy đã nói mọi kết quả số liệu an toàn chính xác mà đội nghiên cứu thu được đều dựa vào sự nhận thức về định luật Murphy, có nghĩa là: “Nếu một việc đã có diễn biến xấu thì nó sẽ diễn biến đúng như thế”
Từ đó, định luật Murphy xuất hiện dày đặc trên các ấn phẩm hàng không vũ trụ và không lâu sau trở thành một vấn đề phổ biến trong các sách báo vào những năm 1970. Cho đến nay, định luật Murphy đã được ứng dụng và mở rộng ở rất nhiều khía cạnh.
NGĂN NGỪA ĐỊNH LUẬT MURPHY – LÀM THẾ NÀO ĐỂ MỌI THỨ TRỞ NÊN AN TOÀN VÀ XÁC THỰC HƠN?
Định luật Murphy thực chất được hỗ trợ bởi một định luật tự nhiên xác thực đó là sự mất trật tự của hệ thống (Entropy).
Định luật này được sử dụng thường xuyên trong nghiên cứu về nhiệt động lực học nhằm giải thích nguyên nhân năng lượng chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Nó chứng minh rằng trong vũ trụ của chúng ta, các hệ thống thường đi đến cái kết của sự mất trật tự và hỗn độn. Được biết với cái tên định luật 2 nhiệt động lực học và bổ sung cho định luật Murphy, Entropy khẳng định rằng mọi thứ có thể diễn biến sai thì sẽ tiếp tục như vậy.
Trong khi phần đông chúng ta rất coi trọng định luật này bởi nó đã giải thích cho ta hiểu về sự bất lực của chính bản thân ta trong một vài hoàn cảnh ngẫu nhiên, một số ít khác lại xem như đây là một công cụ, là một phương trình thuật toán mà họ có thể dự đoán được khả năng tồi tệ đó. Đó chính là Joel Pel, một kỹ sư y sinh tại Đại học Anh Columbia, người đã tạo ra một công thức nhằm dự đoán được khả năng xảy ra của định luật Murphy.
Công thức này sử dụng một hằng số bằng 1, một yếu tố là hằng số biến thiên, cùng một vài biến số khác. Trong đó, Pel quy ước:
- Tầm quan trọng của sự việc (the importance of the event) là I
- Sự phức tạp của các hệ thống liên quan (the complexity of the system involved) là C
- Tính khẩn cấp cần có để hệ thống hoạt động (the urgency of the need for the system to work) là U
- Tần số hệ thống được áp dụng (the frequency the system is used) là F.
Trong bài văn viết cho trang Science Creative Quarterly, anh ấy lấy ví dụ về dự đoán khả năng xảy ra của định luật Murphy khi người lái xe cần điều khiển chiếc Toyota Tercel về đến nhà cách gần trăm cây số dưới trời mưa bão mà không có bộ ly hợp. Sử dụng phương trình trên, kết quả Pel đưa ra là bằng 1, nghĩa là hộp số chắc chắn sẽ rơi ra trong mưa bão. Trong khi ai đã quen với dòng Tercel này sẽ thấy được điều đó thì bằng cách nào đó, công thức toán học kia cũng có thể trấn an cho ta rằng định luật này có thể tính toán được.
Định luật Murphy cũng nhắc nhở cho các kỹ sư, người lập trình máy tính và các nhà khoa học về một sự thật hiển nhiên: hệ thống hư hỏng. Trong một vài trường hợp, hệ thống hư hỏng báo hiệu rằng cuộc thử nghiệm đó sẽ còn lặp lại nhiều hoặc sẽ làm hao tốn rất nhiều kinh phí đầu tư.
NASA đã phải nghiền ngẫm điều này rất kỹ lưỡng. Các cơ quan hàng không cũng từng có không ít những thất bại tỉ lệ nghịch với tỉ số kết quả thành công, làm tiêu tốn rất nhiều tiền bạc chi phí. Trớ trêu thay, cũng trong trường hợp với tàu bay không người lái, sẽ có một bộ cảm biến luôn có hai hướng kết nối và cả hai đều không đúng, tương tự y hệt với cuộc thử nghiệm gốc Gee Whiz. Khi bộ cảm biến đã hoạt động sai, chiếc dù có nhiệm vụ làm chậm quá trình rơi của tàu lại cũng không hề hoạt động nốt, khiến cho tàu đâm thẳng xuống sa mạc và vỡ tan
Trong trường hợp đó, kết hợp với nhận thức về Luật Murphy, các nhà thiết kế đã rút ra kinh nghiệm và tiến hành lắp đặt một “chế độ an toàn” (fail-safes). Có rất nhiều phương thức áp dụng fail-safes xung quanh ta. Một số hệ thống sử dụng phương pháp giới hạn lựa chọn để giảm thiểu sai sót, chẳng hạn như kích thước chạc không cân xứng của một phích cắm điện. Một số khác là thuyết cơ giới nhằm ngăn ngừa các vấn đề xấu có nguy cơ trở nên tệ hơn, ví dụ như ở máy cắt cỏ có cái tay cần, phải giữ cái cần xuống thì thợ cắt cỏ mới làm được. Nếu người vận hành máy cắt tháo cần ra, máy sẽ ngừng chạy.
Chế độ an toàn ấy được gọi là một “idiot-proof – minh chứng rõ ràng đến mức dù ngu ngốc cũng hiểu được”. Hãy hiểu rằng định luật Murphy sẽ không ngừng tác động vào mọi thứ, kể cả khi nó được bảo vệ tuyệt đối nhằm tránh sự sai sót hay hiểm họa nào xảy ra. Điều này làm ta liên hệ đến một định luật liên quan khác đó là định luật Grave, rằng nếu bạn làm một điều gì đó là một “idiot-proof” thì thế giới sẽ có những người “ngu ngốc tuyệt vời” hơn.
— Sưu tầm