Những vụ xảy ra ở Dương Nội, Đồng Tâm, Tiên Lãng, Văn Giang, Trịnh Nguyễn, Quan Thượng,… cho thấy mâu thuẫn khốc liệt liên quan đến đất đai đang tồn tại trong xã hội.

Những mâu thuẫn này do đâu mà có? Liệu có phải do nguyên tắc sở hữu toàn dân của nhà nước với đất đai?

Mấu chốt vấn đề là gì? Liệu việc người nghèo bị tước đoạt đất đai có thực sự liên quan đến sở hữu toàn dân hay tư hữu, và xoá bỏ sở hữu toàn dân với đất đai có thể thay đổi căn bản những mâu thuẫn này?

Bộ sưu tầm gồm 100 đầu sách nói về chính trị đất đai của Thư viện Nhân học cho thấy tư hữu hay công hữu đất đai về bản chất không khác biệt.

Trong hầu hết xã hội, người có tiền, có quyền có xu hướng tích tụ, tước đoạt đất đai. Người nghèo, yếu thế là người bị tước đoạt.

Tư hữu đất đai ở các nước từ Bắc Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, cho đến những nước Nam Mỹ, châu Phi đã mở đường cho những nhà tài phiệt, tập đoàn và ngân hàng tư nhân tích tụ và tước đoạt đất đai trên diện rộng. Nhà nước khi tiến hành những dự án công ích buộc phải dùng tiền thuế người dân mua lại đất đai từ tay tư nhân.

Người nghèo bị tước đoạt đất đai trên diện rộng bởi người giàu. Sau đó họ è cổ lao động, đóng thuế để chính phủ mua lại đất đai làm dự án công ích cho cộng đồng. Về cơ bản, người nghèo bị tước đoạt hai lần bởi chế độ tư hữu đất đai.

Việc tích tụ tư hữu đất đai đẩy nhiều người dân vào cảnh khốn cùng; đối lập với đó là hình ảnh những ông chủ sở hữu hàng chục ngàn hecta đất.

Tình trạng này đã từng tồn tại ở Việt Nam trước cải cách ruộng đất (1953-1954)

Đất đai theo “kinh tế thị trường” khiến người lao động nhanh chóng thành con nợ. Nếu muốn sở hữu một căn phòng nhỏ, một lao động trung lưu phải làm việc cật lực nhiều chục năm. Và chỉ cần khủng hoảng kinh tế (như hồi năm 2008), hàng triệu người bị đẩy ra đường, còn đất đai thì chỉ chuyển từ tay ông chủ này sang tay ông chủ khác.

Mâu thuẫn đất đai nảy sinh khi nhà nước thả lỏng quản lý, để nó trôi theo “cơ chế thị trường” và quá trình tư nhân hoá nền kinh tế.

Những nước như Trung Quốc và Việt Nam, thừa nhận sở hữu toàn dân với đất đai. Nhà nước có quyền trưng dụng đất cho những dự án thuộc lợi ích và an ninh quốc gia.

Về mặt nguyên tắc, điều này đảm bảo vai trò điều tiết mạnh của nhà nước đối với thị trường đất đai, kiểm soát được sự tập trung cao độ tư liệu sản xuất vào tay một hoặc một nhóm người. Nếu áp dụng tốt và minh bạch, có thể đảm bảo lợi ích cộng đồng.

Thực tế, lợi ích nhóm và tham nhũng chính sách đe doạ nguyên tắc minh bạch này. Nhiều mâu thuẫn đất đai nảy sinh kể trên có nguyên nhân từ tham nhũng chính sách và lợi ích nhóm.

Để khắc phục mâu thuẫn đất đai ở Việt Nam cần phải khắc phục vấn đề quản lý yếu kém, thiếu minh bạch của nhà nước. Còn bàn về chuyện tư hữu hay sở hữu toàn dân, là bàn về ai sẽ là ông chủ mới của những mảnh đất người nghèo. Người nghèo, những người yếu thế, cơ bản chả bao giờ được lợi gì từ những thảo luận mang nặng tính ý thức hệ này.

———————

Một số sách trong bộ sưu tầm Chính trị Đất đai của chúng tôi:

American Land & Life A Place for Dialogue Language, Land Use, and Politics in Southern Arizona (May 2007) Stevens, Sharon McKenzieFranklin, Wayne

Contested Countryside Rural Politics and Land Controversy in Modern Britain (September 2008) Burchardt, JeremyConford, Philip

Land Politics and Livelihoods on the Margins of Hanoi, 1920-2010 (July 2014) Labbe, Danielle

Community Rights, Conservation and Contested Land The Politics of Natural Resource Governance in Africa (August 2010) Nelson, Fred

M. Riad El-Ghonemy (1990) The Political Economy of Rural Poverty The Case for Land Reform

Michael Albertus (2015) Autocracy and Redistribution The Politics of Land Reform – Cambridge University Press

Lungisile Ntsebeza (2005) Democracy Compromised_ Cheifs And the Politics of the Land in South Africa (Afrika-Studiecentrum)

Paul Tennant (1990) Aboriginal Peoples and Politics The Indian Land Question in British Columbia, 1849-1989

James Putzel (1992) A Captive Land The Politics of Agrarian Reform in the Philippines – Monthly Review Press

Gary Wasserman (2009) Politics of Decolonization Kenya Europeans and the Land Issue 1960–1965-Cambridge University Press

Thane Gustafson (1981) Reform in Soviet Politics The Lessons of Recent Policies on Land and Water

Antonio A.R Ioris (2016) Agriculture, Environment and Development International Perspectives on Water, Land and Politics Springer International Publishing

Mark Landsman (2005) Dictatorship and Demand The Politics of Consumerism in East Germany (Harvard Historical Studies)

Ambreena Manji (2006) The Politics of Land Reform in Africa From Communal Tenure to Free Markets

Peggy Brock (2001) Words and Silences Aboriginal Women, Politics and Land

Nichola Blomley (2004) Unsettling the City Urban Land and the Politics of Property

và nhiều tư liệu khác.