Thứ nhất, như các bạn đã đọc ở bên trên. Nga để mặc cho Lybia tự xử, nhưng đã bảo vệ Syria. Và tạo nên sự giành giật của hôm nay. Vậy vì sao Nga không can thiệp vào Lybia mà can thiệp vào Syria? Lý do: Nga không thể tiếp tục nhìn bàn tay của Mỹ vươn hẳn sang Trung Đông và kẹp sát nách họ như vậy. Cảng Tartus của Syria hiện là căn cứ hải quân bên ngoài lãnh thổ thuộc Liên Xô cũ duy nhất của Nga. Khi Mỹ và Phương Tây lật đổ được al-Assad, thì Nga sẽ mất đi căn cứ này. Syria cũng là thị trường xuất khẩu vũ khí chính, để giúp kinh tế Nga. Và cuối cùng là quan trọng nhất: mối quan hệ giữa Nga và Syria là mối quan hệ truyền thống có từ thời Liên Xô. Từ thập niên 60, Syria và Liên Xô đã hợp tác toàn diện từ dầu mỏ, kỹ thuật, sinh viên du học. Và có một bản hiệp ước quân sự đặc biệt vào năm 1980 giữa Damascus và Moscow, trong đó, Liên Xô được ủy nhiệm bảo vệ Syria nếu nước này bị bên thứ ba tấn công. Vậy đấy. Cuộc nội chiến Syria chính thức diễn ra. Trong khi đó, bản chất của các quốc gia Hồi Giáo lại chưa hẳn là quốc gia, mà là sự xung đột giữa 2 nhánh nhỏ trong lòng 1 tôn giáo lớn: Shia và Sunni. Ông Assad là người Hồi giáo dòng Alawite (nhánh nhỏ của Shia), ông bảo trợ cho nhánh Shia và những sắc dân thiểu số ở Syria nên không được lòng người Sunni – dòng Hồi giáo chiếm số đông ở Syria. Và đây chính là quân nổi dậy.
Các đường ống dẫn năng lượng cung cấp cho châu Âu xuyên qua Syria tương lai
Các đường ống dẫn năng lượng cung cấp cho châu Âu xuyên qua Syria tương lai
Mỹ cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy, quân chính phủ thua liên tục. Nga đưa quân vào Syria, quân nổi dậy bị đẩy lùi. Đỗ Nam Trung (cháu 7 đời của Đỗ Thích nhà ta) nhân cái cớ thằng ngu nào bên chính phủ Syria dùng vũ khí hóa học, điều vài quả Tomahawk nhắm vào căn cứ của quân chính phủ. Quân nổi dậy ào lên chiếm lại đất. Cuộc nội chiến Syria là một cuộc chiến mà khi có 1 bên thua cuộc, thì lập tức có 1 bàn tay bên ngoài nhúng vào để đổi ngược tình thế, hà hơi nhân tạo, và đánh nhau tiếp.
Những tòa nhà bị phá hủy ở khu Tariq al-Bab, Aleppo, hồi tháng 10/2016.
Những tòa nhà bị phá hủy ở khu Tariq al-Bab, Aleppo, hồi tháng 10/2016. (Ảnh Getty Images)

Trong cuộc đấu tương tàn ấy, chỉ có người dân là chịu khổ. Mất cửa, mất nhà, di tản, chết chóc. Và rồi, vấn đề người nhập cư lại trở thành nghiệm số tiếp theo trong thời đại toàn cầu hóa hôm nay. Khi Trump cho tên lửa Tomahawk tấn công. Dân tình nóng lạnh tưởng có thế chiến III sắp xảy ra. Nhưng không phải. Các bên lên gân chứ không đụng vào nhau đâu. Vì sao bạn biết không? Vì bàn cờ lợi ích không đến mức phải hạ sát nhau ở đây. Và vì quá khứ cuộc đấu ở các nước nhỏ của các nước lớn quá quen với chuyện này rồi, chỉ có báo chí và mạng xã hội làm quá lên thôi.

Điểm quan trọng: Vì sao Mỹ và Phương Tây lại can thiệp vào thế giới Ả Rập.
Quay lại chuyện Phương Tây (các bạn cần có sự lồng ghép với phần 1). Phương Tây dù đã phân rã được đế chế Hồi giáo Ottoman sau thế chiến I, nhưng vẫn luôn coi sự trỗi dậy một ngày nào đó của thế lực Hồi giáo sẽ là sự đe dọa tồn vong của họ. Như đã nói, vốn dĩ cuộc tranh đoạt và đấu đá của trang sử đẫm máu hình thành nên bộ mặt Tiểu Á, Châu Âu hôm nay chính vì các chiến tranh lịch sử ấy. Chẳng hạn thủ đô Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ vốn là thủ đô của đế chế Đông La Mã, và thánh đường Haya Sophia nổi tiếng, vốn là nơi thờ chúa, nhưng sau đó các tượng Kitô đã bị phá hủy hoàn toàn để thay bằng thánh đường Hồi Giáo. Đấy là 2 ví dụ điển hình về sự khống chế nhau và tiêu diệt nhau giữa 2 tôn giáo này (khi chưa có dầu mỏ). 

Sang thế kỷ 20, 21, một khái niệm mới được hình thành, đó là AN NINH NĂNG LƯỢNG. Tất cả bắt đầu từ khi James Watt, một người phụ tá thí nghiệm của trường Đại học Glasgow (Scotland) đã phát minh ra máy hơi nước, mở đầu quá trình cơ giới hóa của nhân loài, cũng mở đầu một cuộc cách mạng công nghiệp, mà khi đó năng lực lao động thủ công của con người sẽ được thay thế dần bằng máy móc. Đương nhiên cũng như con người, thì máy móc cũng cần có … thức ăn, không phải là rau củ quả, thịt bò, thịt heo, mà chính là … than đá và đặc biệt: DẦU MỎ – VÀNG ĐEN.

Sự ra đời của cách mạng công nghiệp, vốn là đến từ chiến thắng ở cấp chính trị của giai cấp tư sản, giai cấp tư sản lớn mạnh ấy là nhờ các cuộc phát kiến địa lý mà những Magellan (người đầu tiên đi vòng quanh thế giới), Colombo (người phát hiện ra Châu Mỹ) hay Vasco da Gama (người đầu tiên giao thương giữa Châu Âu và Ấn Độ) dọn đường. Thế còn lý do sinh ra những nhà hàng hải vĩ đại ở trên? Là vì … HỒI GIÁO. Khi các Thập tự chinh năm nào đã giúp cho người Châu Âu biết về những món hàng hóa, vàng bạc tư phía phương Đông xa xôi, các cuộc tấn công của người Hồi Giáo đi cùng sự xuất hiện những học giả xuất chúng nhất đã mở 1 tư tưởng lạ trong lòng Đêm trường trung cổ ở Châu Âu, trong khi Con đường tơ lụa huyền thoại lại bị đế quốc Ottoman theo đạo Hồi chiếm giữ khiến cho hoạt động giao thương của Phương Tây phải chuyển sang … biển. 

Thế đấy, giờ thì các bạn đã tin lời tôi nói ở phần 1 rồi chứ: “Hãy đi tìm lịch sử, bởi chỉ có lịch sử mới đi kể cho bạn về nguồn gốc của vấn đề”. 

Người Hồi Giáo đã gián tiếp tạo nên Giai cấp tư sản phương Tây. Giai cấp tư sản phương Tây lại tạo nên cách mạng công nghiệp. Sựg lớn mạnh của giai cấp tư sản đi theo sự lớn mạnh theo nền Công nghiệp mà họ tạo ra. Và vươn lên thành sự ưu việt đứng đầu cả thế giới. Sự phát triển của giai cấp tư sản đi lên chế độ thực dân thuộc địa, chế độ đế quốc, và bây giờ: cây gậy và củ cà rốt. Phương Tây đã thắng nhờ máy móc, và họ cũng cần thắng mãi, họ cần năng lượng. Tất cả đi cùng an ninh năng lượng để đảm bảo cho sự chiến thắng về vũ khí, tiền bạc, để họ có thể đứng trên đầu thế giới. An ninh năng lượng là sống còn.

Trung Đông với những Tunisia, Ai Cập, Yemen, Syria, Iraq, Libya là cái gai trong mắt, và cũng là cái mối nguy tiềm ẩn nhất mà phương Tây lo ngại: chủ nghĩa Hồi Giáo. Tuy nhiên, Trung Đông với những Tunisia, Ai Cập, Yemen, Syria, Iraq, Libya có một thứ mà phương Tây khao khát, đấy là năng lượng, là Dầu mỏ. Dầu mỏ chính là phần thưởng để thế giới của những người Ki tô giáo như Mỹ và phương Tây muốn nhúng tay vào lục địa này. Khi Mỹ muốn chuyển trục qua đây sau chiến tranh lạnh, họ đối mặt với một vấn đề rất khó khăn, đấy là sự “ăn sâu bén rễ” của các lãnh đạo tại Thế giới Ả Rập. Vậy nên khi biểu tình xảy ra. Mỹ và Phương Tây đã xem đó là cơ hội trời cho để vừa thực hiệp cuộc thập tư chinh lần thứ 10, lại vừa có dầu mỏ mang về nhà:

Tóm lại:
– Lịch sử xung đột
– Tâm linh tôn giáo
– Kinh tế dầu mỏ

Đủ cả 3 yếu tố để Mỹ và phương Tây tạo nên cuộc chiến của ngày hôm nay. Còn Nga, cũng vì lợi ích của quốc gia mà cần phải giành lại. “Không có đồng minh vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh cửu”chính là như thế.

Hình Bàn cờ lợi ích trong nội chiến Syria
Bàn cờ lợi ích trong nội chiến Syria

Mục lục:
Phần 1: Nguồn gốc sâu xa mâu thuẫn Trung Đông
Phần 1.1: Tôn giáo – Sự ra đời của mâu thuẫn
Phần 1.2: Đế chế Ottoman
Phần 2: Mùa xuân Ả Rập và Nội chiến Syria
Phần 2.1: Mùa xuân Ả Rập
Phần 2.2: Nội chiến Syria
Phần 3: Nhà nước Hồi giáo IS
Phần 3.1: Đế chế mạnh nhất thế giới
Phần 3.2: Đế chế diệt vong và chuyện IS


— Tác giả: Dũng Phan